1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan, đơn vị
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hậu Giang được Thành lập từ ngày 15/01/2004 theo Quyết định số 55/QĐ-NHNN ngày 15/01/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam, hiện có trụ sở đặt tại số 75 đường Võ Văn Kiệt, Phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang và cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh gồm 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Thanh tra, giám sát ngân hàng; Phòng Kế toán – Thanh toán; Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính.
NHNN Chi nhánh tỉnh Hậu Giang là đơn vị trực thuộc NHNN Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và hoạt động ngoại hối trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Từ khi thành lập NHNN Chi nhánh cho đến nay đã có nhiều đóng góp vào xây dựng và phát triển tỉnh Hậu Giang, hệ thống Ngân hàng Hậu Giang đã thiết lập một mạng lưới hoạt động rộng khắp trong toàn tỉnh, đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, phục vụ hiệu quả mọi thành phần kinh tế trong tỉnh.
2. Các thành tích về kinh tế, xã hội – an ninh quốc phòng
Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, NHNN Chi nhánh Hậu Giang luôn bám sát các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh, chỉ đạo Ngân hàng thương mại tập trung đầu tư vốn cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và thúc đẩy sử dụng vốn hiệu quả phát triển các thành phần kinh tế tại địa phương, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn tại địa phương như công nghiệp chế biến và nuôi trồng thủy sản. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện và thay đổi bộ mặt nông thôn Hậu Giang.
NHNN Chi nhánh đã chủ động và tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thể hiện thông qua triển khai và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, chủ trương của chính phủ, NHNN Việt Nam và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tiếp tục duy trì hoạt động ngân hàng trên địa bàn phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà; tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn với những chương trình, giải pháp thiết thực và hiệu quả. Cụ thể:
- Chủ động tổ chức phổ biến, triển khai và ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ, NHNN, các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh liên quan đến hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đồng thời theo dõi chặt chẽ việc thực hiện của các TCTD trên địa bàn, hàng tháng tổ chức đánh giá kết quả thực hiện (thông qua họp giao ban định kỳ), qua đó giúp các TCTD trên địa bàn có được nhận thức đúng đắn, tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh trong họa động. Tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng trên địa bàn ngay từ đầu năm, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động trong năm, đế ra phương hướng, nhiệm vụ năm tới trên cơ sở phát huy tối đa các kết quả tích cực đã đạt được và khắc phục, giải quyết các tồn tại, hạn chế đưa hoạt động ngân hàng trên địa bàn phát triển an toàn, ổn định, đóng góp vào thành tích chung của toàn Ngành và phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trong năm, để các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, của Tỉnh được quán triệt một cách tập trung, Chi nhánh đã tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị quyết, chỉ thị, đề án liên quan hoạt động ngân hàng gồm Nghị quyết của Chính phủ và các Chỉ thị của Thống đốc; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về điều kiện, quy trình và hồ sơ vay vốn; Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho DNNVV trên địa bàn phát triển theo Luật Hỗ trợ DNNVV, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 15/CT-TTg; Quyết đinh số 1504/QĐ-UBND ngày 11/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Hậu Gian; Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 về việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD và Quyết định 1058/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020; Chỉ thị số 07/CT – NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính và tiếp tục thực hiện công tác quản lý ngoại hối, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn theo các quy định của pháp luật... Thông qua đó đã góp phần hoạt động điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống mức hợp lý, nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng; giám sát việc áp dụng lãi suất cho vay và thực hiện chính sách cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực ưu tiên.
- Chủ động xây dựng ban hỗ trợ tiếp cận tín dụng Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã tiếp nhận những phản hồi từ doanh nghiệp, người dân trong tỉnh liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng; làm cầu nối phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan để nghiên cứu và xử lý kịp thời các vấn đề về cơ chế, chính sách liên quan đến việc vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp; Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên như: Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa…; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường minh bạch hóa, tuyên truyền, phổ biến thông tin tín dụng để khách hàng vay hiểu và khai thác thông tin, tín dụng liên quan đến khách hàng; tăng cường khả năng tiếp thị và phong cách giao dịch, cung cấp dịch vụ ngân hàng có chất lượng cho doanh nghiệp; chủ động, thường xuyên tiếp cận với doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vốn tín dụng và giải thích, hướng dẫn cụ thể những quy định của cơ chế tín dụng mà doanh nghiệp chưa hiểu rõ…Từ đó đã giúp được nhiều doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng đã tiết giảm được thời gian cho doanh nghiệp và ngân hàng.
- Trong các năm qua đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp ở địa bàn huyện, thị xã, thành phố và tỉnh có nhiều Doanh nghiệp đóng trên địa bàn; hỗ trợ tín dụng thực hiện có hiệu quả 04 đề án (Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn, Đề án cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, Đề án xây dựng cánh đồng lớn); hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh Covid-19 và khôi phục sản xuất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang…
- Từng bước đổi mới công nghệ, phát triển, ứng dụng kỹ thuật tin học và công nghệ số vào các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán, kế toán. Việc điều hành cung ứng tiền tệ được thực hiện chặt chẽ và linh hoạt, NHNN Chi nhánh đã chủ động điều hòa lưu thông tiền mặt, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu và cơ cấu tiền mặt của nền kinh tế trong Tỉnh, không để xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt.
- Thực hiện tốt, có hiệu quả quy chế phối hợp với Công an tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận tỉnh, Cục Thuế tỉnh Hậu Giang, Ban Nội chính Tỉnh ủy Hậu Giang và Cục thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang nhằm nâng cao hiệu quả và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ đó đã đem lại hiệu quả công tác trao đổi thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn tham mưu cho Thống đốc NHNN trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng và theo dõi, tiếp nhận, cung cấp thông tin và tổng hợp các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng về công tác quốc hội trên địa bàn.
3. Thành tích nổi bật của đơn vị từ năm 2004 đến nay
Với nỗ lực công tác và không ngừng phấn đấu từ 2004 đến nay, NHNN Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc chương trình, kế hoạch công tác, góp phần vào sự thành công chung của toàn ngành Ngân hàng trên cả nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang, NHNN Chi nhánh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và vượt các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng nhà nước và Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, đã được các đơn vị khen thưởng nhiều thành tích như sau:
- Từ năm 2005 đến năm 2020, NHNN Chi nhánh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tặng Cờ thi đua đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
- Năm 2011 và năm 2017, NHNN Chi nhánh đã được Thồng đốc NHNN tặng Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước “về thành tích xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng”.
- Từ năm 2007 đến năm 2011, NHNN Chi nhánh đã được Bộ Công an tặng cờ thi đua “về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.