I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Năm 2015, thực hiện Nghị quyết 933 của UBTV Quốc hội, Huyện Long Mỹ được chia tách địa giới hành chính huyện Long Mỹ để thành lập Thị xã Long Mỹ và 04 phường trực thuộc, trung tâm hành chính của huyện Long Mỹ được đặt tại xã Vĩnh Viễn (nay là Thị trấn Vĩnh Viễn) từ giữa 2015 đến nay.
Huyện Long Mỹ là một xã nông thôn nghèo, nước mặn, đồng chua, với nhiều vết tích chiến tranh tàn phá, hàng nghìn gia đình TBLS, gia đình có công với cách mạng phải gánh chịu những đau thương, mất mác sau khi chiến tranh đã đi qua. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước huyện Long Mỹ gặp rất nhiều khó khăn: Kinh tế thấp kém, giao thông đi lại không thuận tiện, đời sống nhân dân thiếu thốn về mọi mặt…Thấy được sự khó khăn đó, các cấp lãnh đạo của Trung ương đến địa phương đã giành phần ưu ái cho đơn vị huyện Long Mỹ, tiến hành triển khai và thực hiện nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội, trong đó có liên quan đến công tác quy hoạch phát triển đô thị và quản lý quy hoạch; quản lý các hoạt động văn hóa thông tin; quản lý an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống TNXH và các hoạt động xã hội khác… Trong điều kiện mới huyện Long Mỹ phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông nông thôn, đô thị, các loại hình dịch vụ, hoạt động văn hóa thông tin, cũng như các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu đời sống vật chất tinh thần cho nhân chưa được đáp ứng, trật tự an toàn xã hội chưa được đảm bảo.
II. CÁC THÀNH TÍCH VỀ KTXH, QUỐC PHÒNG – AN NINH
Thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng các ngành thương mại - dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư tham gia các hoạt động kinh doanh trên địa bàn; khuyến khích các hộ có nhà mặt đường, gần chợ, khu buôn bán đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Công tác xây dựng đô thị đạt nhiều kết quả quan trọng cụ thể xã Xà Phiên và xã Lương Nghĩa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; thành lập thị trấn Vĩnh Viễn; công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng, hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, bờ kè, cây xanh, chợ được quan tâm đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp.
Tập trung chỉ đạo tốt công tác nắm và dự báo tình hình, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện và giải quyết các vụ việc an ninh, trật tự xảy ra, không để hình thành điểm nóng, phức tạp gây dư luận bức xúc trong dân. Triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Trung ương và Tỉnh về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội... xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới. Thường xuyên chỉ đạo mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhất là các mô hình “tự phòng, tự quản” tại khu dân cư. Qua đó đã góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
II. THÀNH TÍCH NỔI BẬT TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY
- Năm 2015, Đạt giải Ba (cụm thi đua thị xã, thành phố).
- Năm 2016, Đạt giải Nhất (cụm thi đua thị xã, thành phố).
- Năm 2020: Đạt giải Ba (cụm thi đua thị xã, thành phố).
IV. CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC, CÁC KHU DI TÍCH VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN
* DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
CHIẾN THẮNG CHƯƠNG THIỆN (TT Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ)
Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện tọa lạc tại ấp 01, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Chương Thiện có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng giữa ta và địch, sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, chính quyền Sài Gòn đã huy động lần lượt 75 tiểu đoàn với nhiều loại phương tiện chiến tranh hiện đại, dồn về khu vực Long Mỹ - Vị Thanh tiến hành kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ”, “nhổ cỏ U Minh”, “Tiêu diệt cách mạng”. Qua 180 ngày đêm, về phía lực lượng của ta: quần chúng và du kích: trên 14.000 người; Chủ lực gồm có: Trung đoàn 1, 2, 10, 20, đoàn 6 pháo binh, đoàn đặc công, Tiểu đoàn Tây Đô 3, Tiểu đoàn Phú Lợi 2, Tiểu đoàn 207; về lực lượng của địch: ngày 19/3/1973: 30 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo, 2 giang đoàn tấn công vào Long Mỹ. Ngày 30/5/1973 đưa thêm liên đoàn 41 biệt động, nâng tổng số lên đến 48 tiểu đoàn. Tháng 8/1973: điều thêm hải quân Sài Gòn xuống, nâng tổng số lên 75 lượt tiểu đoàn. Kết quả chiến dịch: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 40.000 tên, rả ngũ 10.000 tên, đánh bại càn quét 75 lượt tiểu đoàn, làm thiệt hại nặng 31 tiểu đoàn. Bắn chìm 128 tàu, phá hủy 376 xe, 108 pháo, 37 máy bay. Thu 1.000 súng, bức rút 152 đồn, giải phóng 80.000 dân.
Tính đến cuối năm 1973, bộ đội chủ lực Quân khu 9 và quân dân Cần Thơ cùng các tỉnh bạn Sóc Trăng, Rạch Giá đã đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch bình định lấn chiếm Chương Thiện - Long Mỹ.
* DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA
ĐỀN THỜ BÁC HỒ
Di tích Đền thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp 3, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
Khi nghe tin Bác qua đời, nhân dân Long Mỹ - Hậu Giang đều có chung nỗi đau với nhân dân cả nước. Ngay sau ngày quốc tang, các đồng chí lãnh đạo và một số đồng chí lão thành cách mạng, các vị bô lão trong xã đã bàn bạc, đi đến quyết định: xây dựng Đền thờ Bác tại ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm. Đây là nơi thuận lợi nhất để mọi người dân trong vùng lân cận dễ dàng đến viếng Bác bằng cả đường thủy và đường bộ. Trong quá trình xây dựng Đền thờ Bác, bọn địch tổ chức phản kích ác liệt, nên bàn thờ Bác được đặt tại cơ quan Đảng ủy xã Lương Tâm cho đến ngày giải phóng thống nhất đất nước. Sau ngày hòa bình, Đền thờ Bác Hồ được xây dựng tại vị trí đã dự kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, (ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm).
Năm 1990, Đền Thờ Bác Hồ được xây dựng mở rộng gần 2 hec-ta, vị trí Đền Thờ mới cách Đền thờ cũ 50m. Năm 1997, lãnh đạo tỉnh Cần Thơ tiếp tục chỉ đạo xây dựng “nhà trưng bày giới thiệu thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác”, đây là hạng mục thứ hai sau Đền thờ. Đến năm 2010, di tích Đền Thờ Bác Hồ được trùng tu, tôn tạo mở rộng phần đền thờ chính cho phù hợp với hiện trạng nhằm phục vụ nhân dân các vùng lân cận đến viếng trong các dịp lễ, tết. Hiện nay khu di tích Đền thờ Bác Hồ gồm các hạng mục công trình như: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày giới thiệu thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động của Bác, nhà Hội... với tổng diện tích là 17.330m2. Hàng năm, vào những ngày lễ lớn như 19/5, 2/9... Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa rất trang trọng để tưởng nhớ Bác.