Chi tiết tin - Cải cách hành chính

 

Kỷ yếu Ban Dân tộc

Ngày 21-08-2023 - Lượt xem: 32

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Ban Dân tộc được thành lập theo Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 18/4/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang trên cơ sở tách chức năng Tôn giáo về Sở Nội vụ. Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, Ban Dân tộc có 05 phòng chuyên môn thuộc Ban (gồm: Văn phòng, phòng Thanh tra, phòng Kế hoạch, phòng Chính sách, phòng Tuyên truyền - Địa bàn) với 19 biên chế công chức.

- Khi mới thành lập, Ban Dân tộc gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc do thiếu cán bộ, địa bàn rộng trong khi cấp huyện chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm công tác dân tộc trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện. Đến tháng 10/2010 UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập 04 phòng Dân tộc ở các huyện trên địa bàn Tỉnh. Từ đó công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc được thuận lợi hơn vì đã có hệ thống cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương.

- Đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2020 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó thì cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Dân tộc gồm có 03 phòng chuyên môn, với 18 biên chế công chức, gồm: Văn phòng, phòng Thanh tra - Kế hoạch, phòng Tuyên truyền - Chính sách dân tộc. Sau khi sắp xếp cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc đã khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Dân tộc tỉnh.

THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA ĐƠN VỊ TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

- Nhiều năm qua, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị liên quan đến đồng bào DTTS (dân tộc thiểu số), như: Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015; Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

- Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch, Kết luận triển khai thực hiện trong vùng DTTS của tỉnh. Để triển khai thực hiến tốt các chính sách trong vùng DTTS, trong những năm qua Ban Dân tộc phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, an sinh xã hội, chương trình, dự án, đề án đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS từ năm 2004 đến nay với tổng kinh phí trên 200 tỷ đồng. Qua đó đời sống đồng bào dân tộc, vùng đồng bào dân tộc được nâng lên; các hoạt động lễ hội truyền thống được duy trì. Từ đó đã tạo được sự đồng thuận cao, củng cố thêm lòng tin của đồng bào các DTTS vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước; qua đó đồng bào an tâm hơn và tập trung vào việc đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh để cải thiện cuộc sống gia đình và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn Tỉnh.

Một số hình ảnh hoạt động:

Ảnh: Đại hội Dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ III

Ảnh: Ngày Văn hoá các Dân tộc Việt Nam” 19/4


Đang online: 1
Hôm nay: 728
Đã truy cập: 945629